Giỏ hàng

Lí giải việc gọi tháng 7 âm lịch là "tháng Cô Hồn"

Dân gian truyền miệng rằng để tránh những điều xui rủi và không bị người âm quấy nhiễu thì tránh và nên làm một số việc trong tháng ‘cô hồn’, hay gọi là tháng 7 âm lịch. Vì sao có tên gọi là tháng "cô hồn"?


Mâm cúng cô hồn
Ông Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương đã có những lý giải sau về điều này:
Trong cơ sở nền tảng của các bộ môn Lý học Đông Phương, chúng ta đều biết tới mô hình Hà Đồ đều có 9 ô. Các ô trên Hà Đồ đều phối với Thiên Can thích hợp với độ số của nó bao gồm: Giáp 1, Ất 2, Bính 3, Đinh 4, Mậu 5 (Mậu thuộc Thổ), Kỷ 6, Canh 7, Tân 8, Nhâm 9, Quý 10 (Quý thuộc Thủy). Riêng ô giữa của Hà Đồ có hai thiên can là Mậu và Quý với độ số 5 - 10, chính là số của Trung cung của Hà Đồ.
Tháng 7 âm lịch chính là tháng thứ chín, tính từ tháng Một (người Việt xưa tính bắt đầu năm mới từ tháng 11 âm lịch) Việt lịch. Do đó, theo chu kỳ Cửu cung, tháng 7 là lệnh tinh nhập trung cung Hà Đồ, tương ứng với độ số 10 của Thiên Can Quý thuộc thủy.
Tháng này có Thiên can là Âm Thủy và thiên can Quý đang quản trung cung, do vậy theo Lý học Việt thì tháng này âm khí rất vượng. Thiên Can là hình tượng mô tả quy luật tương tác từ bên ngoài tới Trái Đất. Tháng này thường xuất hiện mưa gió, lũ lụt làm không khí ẩm ướt… và lúc này mỗi chúng ta đứng ở vị trí địa hình khác nhau thì đương nhiên sẽ chịu tương tác khác nhau của âm khí.
Chính vì tính thể hiện âm khí vượng, nên nó được mô tả bằng "Địa Ngục". Địa là đất, ngục là hình tượng mô tả âm khí chất dưới đất được thoát từ dưới lòng đất.
Ông Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
       
Chính từ đó, dân gian cho rằng đây chính là tháng của vong hồn lên ngao du cõi dương từ góc nhìn thần thánh, ma quỷ, vong hồn. Nhưng cũng chính từ sự nhân văn trong dòng máu Việt tộc, uống nước nhớ nguồn mà biến ngày rằm – ngày cực thịnh của âm khí hay chính là ngày mặt trăng tác động lớn nhất lên trái đất trở thành ngày tết  để nhớ về tổ tiên ông bà và những người đã khuất.
Phong tục tập quán nhằm lưu giữ các giá trị cốt lõi cho việc kiêng cữ khi chu kỳ Thiên Can kết thúc nhằm tránh đi những tác động xấu khi âm khí quá vượng.
Ngày nay, sự thất truyền của một bộ môn khoa học cổ bị lạm dụng biến sự kiêng cữ thành thái quá và mê tín.
Tác giả: HOÀNG TRIỆU HẢI
Nguồn: Thanh Niên

Các tin khác:
Facebook Youtube Top