Giỏ hàng

Sự thật những giây phút cuối đời của nữ anh hùng huyền thoại Võ Thị Sáu tại Côn Đảo

Khi bắn chị không chết, miệng vẫn hát, đôi mắt nhìn thẳng vào bọn lính bắn chị. Bọn lính run sợ không dám bắn tiếp...
 "…Chúng trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Chúng lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt. Chị vẫn tự nhiên, mắt sáng rực, nhìn thẳng vào bọn lính, hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”… ".
Tại sự kiện Những cuốn sách tri ân nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017) vừa diễn ra tại Hà Nội, Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà Xuất bản CAND đã giới thiệu gần 100 cuốn sách về đề tài này.

Nhân dịp này, nhà văn Nguyễn Hồng Thái cung cấp thêm những tư liệu quý đến độc giả và các phóng viên báo chí về nữ anh hùng - liệt sĩ Võ Thị Sáu để xóa tan dư luận không hay về chị trong thời gian qua. Nhà văn Nguyễn Hồng Thái bức xúc: "Hiện nay trên mạng có những thông tin thất thiệt, không hiểu nguyên nhân vì sao lại xuyên tạc, bịa đặt Võ Thị Sáu là người không có thật. Chúng tôi rất buồn và phẫn nộ trước thông tin vu khống, bịa đặt này".

Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà Xuất bản CAND cung cấp tư liệu về nữ anh hùng- liệt sĩ Võ Thị Sáu.
Theo nhà văn, Võ Thị Sáu - một nữ thanh niên xung phong, người con gái đất đỏ sinh năm 1933, hi sinh khi chưa tròn 19. Cuốn sách ghi rõ ràng: "Ngày 23/1/1952, Võ Thị Sáu hiên ngang trước họng súng của quân thù làm chúng phải run sợ, khiếp đảm, nhắm mắt bóp cò giết hại chị. Với thành tích xuất sắc trong chiến đấu, dũng cảm kiên cường trong lao tù ngày 2/8/1993, đồng chí Võ Thị Sáu đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Chị Võ Thị Sáu nhiều lần được khen ngợi nhờ không ngại gian khó, dũng cảm tham gia chiến đấu, bảo vệ quê hương.
Đại tá Lê Văn Thiện cũng kể lại, trong thời gian bị giam cầm ở "địa ngục trần gian" Côn Đảo, ông bị giam chung phòng với một tù nhân tên là Tám Vàng 70 tuổi, quê ở Trà Vinh, bị thực dân Pháp kết án chung thân, tù khổ sai, lưu đày biệt xứ. Dù gọi là tù thường án, nhưng ông Tám Vàng vốn là một tay lưu manh, anh chị có tiếng và đã ở tù hơn 40 năm ở Côn Đảo. Sau này được các chiến sĩ cách mạng giác ngộ nên ông Tám Vàng từng bước thay đổi nhận thức, chọn cách sống có ý nghĩa.

Nhìn cung cách, lối sống của bạn tù, ông Tám Vàng tin tưởng đem các sự kiện xảy ra trong ngày nữ anh hùng Võ Thị Sáu bị xử bắn (23/1/1952) kể lại cho ông Lê Văn Thiện: "Chúng trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Chúng lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt. Chị vẫn tự nhiên, hiên ngang ca hát, mắt sáng rực, nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”… Tên lính lê dương cách chị Sáu 15m, khi bắn chị không chết, vẫn hát, đôi mắt nhìn thẳng vào bọn lính bắn chị. Bọn lính run sợ không giám bắn tiếp. Tên chúa đảo chạy đến, hò hét bọn lính bắn tiếp…”

 Tượng chị Võ Thị Sáu ở Côn Đảo.
Cũng theo lời kể của nhân vật Tám Vàng, khi ông cởi dây trói cho chị Võ Thị Sáu thì mắt chị vẫn mở, cơ thể còn ấm nóng. Chính tay ông đã vuốt mắt cho chị. Và cũng vì nể phục chị Võ Thị Sáu nên thay vì lấp đất chôn xác, ông Tám Vàng đã bí mật tìm 4 tấm ván làm hòm dã chiến, chọn nơi an nghỉ cuối cùng và lập bia mộ bằng cột xi măng cho nữ chiến sĩ trinh sát Đội Công an xung phong Đất Đỏ kiên cường, gan dạ Võ Thị Sáu.

Hình ảnh nữ anh hùng Võ Thị Sáu được tái hiện trên phim ảnh do ca sĩ Thanh Thúy vào vai, trong bộ phim "Người con gái đất đỏ", năm 1994.
Suy cho cùng, dù xuất hiện những lời đồn thổi thất thiệt nhưng nữ anh hùng kiên cường bất khuất Võ Thị Sáu vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta với sự biết ơn vô vàn, và "chị" còn sống mãi với thời gian, non nước.
Ảnh: Internet

Băng Thy - Theo thethaovanhoa.vn 

Các tin khác:
Facebook Youtube Top